Bồn xử lý nước thải là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng

Bồn xử lý nước thải bằng composite đang được ưa chuộng và ứng dụng khá phổ biến trong những lĩnh vực khác nhau. Vậy, loại bồn này có tác dụng gì? Cấu tạo, chức năng, ưu điểm và nhược điểm như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Bồn xử lý nước thải là gì?

Khái niệm

Bồn xử lý nước thải hay còn gọi là bồn FRP xử lý nước thải là thiết bị được sử dụng với mục đích xử lý các chất ô nhiễm đang tồn tại trong nước thải. Các chất đó gồm có: Vi khuẩn, hóa chất, chất độc hại, rác thải, tạp chất…

Bồn FRP xử lý nước thải ứng dụng khá nhiều trong xử lý nước thải dân sinh, trường học, bệnh viện, khu công nghiệp…

Bồn xử lý nước thải

Hiện nay, bồn xử lý nước thải được làm chủ yếu từ composite. Đây là chất liệu có độ bền cao, khả năng chống ăn mòn hóa học tốt. Đồng thời, tiết kiệm nhiều thời gian thi công và diện tích công trình.

Chất liệu và hình dáng

Bồn composite được làm từ nhựa FRP kết hợp với bọc phủ composite để tăng hiệu quả bảo vệ, nâng cao tuổi thọ, hạn chế ăn mòn, chống va đập tốt.

Bồn được thiết kế theo hai hình dạng sau:

  • Bồn hình tròn: Tác dụng chính là làm lắng chất thải trong nước.
  • Bồn hình chữ nhật: Lọc thô nguồn nước thải.

Cấu tạo và chức năng của từng ngăn trong bồn xử lý nước thải

Ngăn thiếu khí

Nhiệm vụ chính là để khử nitơ, photpho và một phần các chất hữu cơ trong nước thải.

Ngăn này kết hợp với hệ thống phân phối khí thô được đặt dưới đáy bể sẽ góp phần hạn chế việc lắng đọng bùn sinh học. Từ đó, gia tăng khả năng xử lý đồng đầu của nguồn nước thải.

Ngăn hiếu khí

Ngăn này có tác dụng xử lý các chất hữu cơ và dinh dưỡng trong nước thải nhờ vào các nhóm vi khuẩn phân hủy hiếu khí. Sản phẩm sau cùng của quá trình xử lý sinh học này là nước và khí CO2.

Trong ngăn hiếu khí được trang bị thêm đệm vi sinh để tăng mật độ hoạt tính của bùn, rút ngắn thời gian xử lý. Ngoài ra, hệ thống phân phối khí phía đáy bể cũng giúp cung cấp oxi, hạn chế phân hủy yếm khí hiệu quả.

Ngăn lắng

Ngăn lắng có tác dụng làm lắng bùn, cặn bị cuốn theo nước thải chảy ra từ ngăn hiếu khí. Sau đó, bùn lắng sẽ được tuần hoàn 1 phần về ngăn thiếu khí để đảm bảo sinh khối và xử lý nito. Phần bùn dư còn lại sẽ được đưa đến ngăn chứa bùn.

Ngăn khử trùng

Tại đây, hóa chất sẽ được châm vào trong nước thải với mục đích tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh. Nước thải sau xử lý đã đạt tiêu chuẩn xả thải theo quy định.

Ngăn chứa bùn

Bùn dư trong các ngăn xử lý nước thải trước đó sẽ được chuyển tới ngăn chứa bùn. Tại đây, phần nước tách ra từ bùn sẽ được chuyển tới bể thiếu khí để xử lý.

Ưu điểm và nhược điểm của bồn xử lý nước thải composite

Ưu điểm

  • Vận hành dễ dàng, lắp đặt đơn giảm, tối ưu thời gian.
  • Độ bền cao, chống ăn mòn hóa học tốt, chịu lực và chịu nhiệt hiệu quả.
  • Ứng dụng đa dạng với nhiều công nghệ xử lý nước thải khác nhau.
  • Không rò rỉ, tính thẩm mỹ cao, thích hợp với hệ thống eo hẹp về diện tích.
  • Giá thành rẻ, ít bị hư hỏng hoặc gặp sự cố.
  • Phù hợp với nhiều điều kiện địa hình khác nhau.

Nhược điểm

  • Bồn không tái chế được.
  • Mặc dù có độ bền cao nhưng không thể so sánh được với chất liệu gang và thép.

Ứng dụng của bồn FRP xử lý nước thải

  • Xử lý nước thải sinh hoạt cho các hộ dân cư.
  • Xử lý nước thải nhà hàng, khách sạn.
  • Xử lý nước thải cho các nhà máy sản xuất công nghiệp.
  • Xử lý nước thải trường học, bệnh viện, khu du lịch…

Hy vọng những thông tin chúng tôi mang lại đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về thiết bị này và lựa chọn được giải pháp đáng tin cậy nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *