Hậu quả của việc thiếu hụt nguồn nước sạch với sự sống

Hậu quả của việc thiếu hụt nguồn nước sạch là cực kỳ nghiêm trọng. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người, tự nhiên và kinh tế – xã hội. Hãy tìm hiểu thông tin về vấn đề này qua bài viết dưới đây như sau:

Hậu quả của việc thiếu hụt nguồn nước sạch với con người

Trong cơ thể người, nước chiếm tới 70%. Vì vậy, để duy trì trạng thái cân bằng, khoẻ mạnh thì nước đóng một vai trò vô cùng quan trọng.

Nước chiếm đến 70% cơ thể chúng ta

  • Thiếu nước và việc vệ sinh kém làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như: Tiêu chảy, viêm phổi, nhiễm trùng… Trong đó trẻ em là đối tượng dễ bị tác động nhất bởi các căn bệnh này. Đặc biệt bệnh tiêu chảy xếp trong nhóm 7 loại bệnh tạo gánh nặng cho các quốc gia.
  • Tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có 9.000 người chết do tiếp xúc với nguồn nước kém chất lượng và điều kiện vệ sinh không an toàn. 
  • Có tới 250.000 người phải tới các bệnh viện để điều trị bệnh tiêu chảy cấp do nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm nặng.
  • 200.000 người bị ung thư do sử dụng nước bẩn.
  • Có tới 44% trẻ em bị nhiễm bệnh giun sán và 27% trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng do điều kiện vệ sinh kém và thiếu nước sạch.

Ảnh hưởng của việc thiếu hụt nước sạch tới môi trường tự nhiên

Đối với sinh vật sống dưới nước

Thiếu nước ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường tự nhiên là điều tất yếu. Trong đó, đặc biệt nguy hại nhất là các loại sinh vật sống dưới nước. Thiếu hụt nước sạch khiến cho các loại thuỷ hải sản không có môi trường sống thuận lợi để phát triển. Từ đó, dẫn tới hiện tượng cá tôm chết hàng loạt tại các ao hồ nuôi, bờ biển.

Cá chết hàng loạt khi bị thiếu hụt nguồn nước sạch

Ngoài ra, nếu bị nhiễm độc từ chất ô nhiễm, các loài thuỷ hải sản sẽ bị thoái hoá, biến đổi gen. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái tự nhiên dưới nước.

Đối với thực vật

Thiếu hụt nguồn nước sạch ảnh hưởng đến thực vật

Thiếu nước sạch nhưng dư thừa nước ô nhiễm là thực tế mà ngành nông nghiệp Việt Nam đang gặp phải. Nguyên nhân chủ yếu là do dạm dụng phân bón hoá học, các loại thuốc bảo vệ thực vật. Khi đó, cây trồng không thể sinh trưởng và phát triển khoẻ mạnh. Một số hiện tượng có thể xảy ra như sau:

  • Cây cối bị chết hàng loạt.
  • Năng suất cây trồng bị giảm sút.
  • Chất lượng rau xanh, trái cây tươi không đảm bảo.

Đối với động vật

Dịch bệnh do thiếu hụt nguồn nước sạch

Thiếu nước và vệ sinh kém gây khó khăn cho việc phát triển của các loài động vật. Đặc biệt là các loại gia súc, gia cầm, vật nuôi. Bởi thiếu nước sạch thường đi kèm với tình trạng vệ sinh kém. Từ đó dẫn tới các vấn đề sau:

  • Dịch bệnh.
  • Chết hàng loạt.
  • Không đảm bảo sản lượng, chất lượng.

Tác hại đối với kinh tế, xã hội

Theo tổ chức ngân hàng thế giới, tình trạng thiếu hụt nguồn nước sạch chính là thách thức lớn đối với nền kinh tế của Việt Nam. Nếu không giải quyết được vấn đề này trước năm 2035, GDP hàng năm có thể giảm 6%.

Việc thiếu hụt nguồn nước sạch còn dẫn tới việc nhà nước phải tốn kém nhiều ngân sách đầu tư cho các hệ thống xử lý nước cấp, hệ thống xử lý nước thải để phục vụ đời sống con người. Nguồn chi phí này tương đối cao, đặc biệt là dành cho các công nghệ hiện đại.

Trên đây là chia sẻ của các chuyên gia về hậu quả của việc thiếu hụt nguồn nước sạch. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi mang lại đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này và chủ động có các biện pháp bảo vệ nguồn nước.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *