Hướng dẫn diệt trực khuẩn mủ xanh là một chủ đề mà nhiều người nên quan tâm. Khi mà một số người cho rằng nước uống đóng chai là nước tinh khiết an toàn 100%. Nhưng thực chất một số loại nước đóng chai vẫn chưa đảm bảo chất lượng đúng tiêu chuẩn, có xác suất xuất hiện trực khuẩn mủ xanh. Hãy cùng chúng tôi tham khảo qua bài viết sau đây!
Trực khuẩn mủ xanh là gì?
Định nghĩa trực khuẩn mủ xanh
Trực khuẩn mủ xanh còn có tên tiếng anh là Pseudomonas Aeruginosa đây là một loại vi khuẩn phổ biến gây bệnh ở người và động vật. Nó được tìm thấy phổ biến ở trong môi trường nước, đất, hệ vi sinh vật trên da và các môi trường nhân tạo trên khắp thế giới.
Trực khuẩn mủ xanh không chỉ được phát triển ở trong môi trường không khí bình thường mà nó còn có thể sống ở trong môi trường có ít khí oxy, do đó mà nó có thể cư trú được nhiều ở trong môi tự nhiên và nhân tạo.
Sự nguy hiểm của trực khuẩn mủ xanh
Loại vi khuẩn này có thể gây ra nhiều bệnh khác nhau ở người. Nó phát triển mạnh mẽ ở các vết thương, vết bỏng, gây nhiễm trùng các vết thương ở mắt và nhiễm trùng đường hô hấp kết hợp với các vi khuẩn khác.
Từ những vị trí này mà trực khuẩn mủ xanh có thể xâm nhập sâu vào cơ thể gây hoại tử vết thương, nhiễm trùng huyết và viêm màng não. Qua sự nguy hiểm trên thì chúng ta cần được hướng dẫn diệt trực khuẩn mủ xanh đúng cách, đảm bảo an toàn sức khỏe con người.
Nguyên nhân nước uống đóng chai bị nhiễm trực khuẩn xanh
Tiêu chuẩn nước uống đóng chai sạch
Để nước uống đóng chai được đạt chuẩn, đảm bảo an toàn theo chuẩn của bộ y tế thì các cơ sở sản xuất nước đóng chai phải được kiểm soát chặt chẽ ngay từ nguồn nước đầu vào, công đoạn thanh lọc và thanh trùng nước cũng phải được đảm bảo an toàn.
Từ các bước làm sạch bình chứa, nắp đóng, lưu kho thành phẩm cũng phải được tuân thủ quy định một cách nghiêm ngặt vô trùng 100%.
Thực trạng nước uống đóng chai hiện nay
Đa số các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai đều sản xuất tạm bợ, tận dụng nhà ở, nơi sinh hoạt chật hẹp để sản xuất nước, không đảm bảo quy trình trong súc rửa, ngâm và tiệt trùng bình chứa sản phẩm. Trong khi đó, bình chứa lưu thông bên ngoài thường bị người tiêu dùng sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, do đó khi tái sử dụng rất dễ có nguy cơ bị ô nhiễm vi sinh hoặc các hóa chất độc hại.
Hướng dẫn diệt trực khuẩn mủ xanh có trong nước uống
Nguồn nước sử dụng phải được đảm bảo an toàn
Nguồn nước đầu vào để sản xuất nước uống đóng chai, bao gồm nguồn nước máy, nguồn nước từ giếng khoan, giếng đào đều phải được kiểm nghiệm và thanh lọc theo các quy chuẩn nhất định.
Điều kiện của cơ sở sản xuất nước đóng chai
Các cơ sở sản xuất phải đủ rộng để đảm bảo thực hành sản xuất 1 chiều và phải có ít nhất 6-7 phòng gồm:
- Khu thu gom xử lý bình chứa.
- Khu rửa bình.
- Phòng triệt khuẩn.
- Phòng chiết.
- Phòng đóng gói sản phẩm.
- Phòng sản phẩm.
- Phòng thay trang phục bảo hộ lao động có bồn rửa tay và khay ngâm ủng.
Thực hiện tốt công đoạn làm sạch bình chứa
Bình chứa tái sử dụng phải được rửa ngoài, ngâm bình trong hồ chứa Cloramin B để sát khuẩn, sau đó rửa sạch ở trong và hong khô bình và phải được tiệt trùng bằng tia cực tím trước khi chiết rót.
Nguồn nước cần phải được xử lý kĩ càng
- Nguồn nước phải được xử lý đi qua hệ thống lọc thô, sục Ozone lần 1 và lọc qua hệ thống than hoạt tính để khử mùi, làm mềm và điều chỉnh độ pH.
- Tiếp tục lọc nước qua các bộ lọc để loại bỏ cặn bẩn và xác vi sinh vật. Sau đó nguồn nước sẽ đi qua hệ thống RO để xử lý sạch luôn nguồn nước.
- Cuối cùng, nguồn nước sạch sẽ được lọc qua hệ thống bình lọc Ozone lần 2 và được diệt khuẩn bằng tia cực tím và bộ lọc 0,2µm để được xử lý triệt để vi khuẩn.
Trên đây là một số thông tin về khái niệm cũng như một số hướng dẫn diệt trực khuẩn mủ xanh mà các cơ sở sản xuất nước đóng chai cần chú ý. Hy vọng cũng phần nào cung cấp thêm cho bạn đọc các thông tin hữu ích. Để cập nhật thêm các thông tin hữu ích khác hãy theo dõi nước sạch việt để biết thêm thông tin nhé!