Nguồn nước sạch đang bị cạn kiệt: Thực trạng và giải pháp

Nguồn nước sạch đang bị cạn kiệt là nguy cơ đáng báo động trên toàn thế giới. Bởi nước sạch là yếu tố cần thiết nhất cho sự sống của con người và các loài sinh vật trên trái đất. Tuy nhiên, nguồn nước này đang bị suy thoái một cách nhanh chóng. Từ đó, để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Hãy cùng tìm hiểu các thông tin về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Thực trạng cạn kiệt nước sạch trên thế giới

Những vấn đề về nước đang hiện hữu

Trái đất là một hành tinh xanh và chứa rất nhiều nước. Tuy nhiên, 95,5% lượng nước trên trái đất là nguồn nước ở biển và đại dương.

Nguồn nước sạch đang bị cạn kiệt trên thế giới

Nước ngầm dự trữ trên trái đất không nhiều. Tuy nhiên, con người sử dụng lãng phí tới 30%. Từ đó, làm gia tăng nguy cơ thiếu nước nghiêm trọng.

Trong số 37 tầng ngầm nước lớn nhất trên thế giới thì có 8 nguồn nước đang bị khai thác vượt quá công suất và khó có thể bù đắp tự nhiên. Năm tầng khác cũng bị hoạt động quá tải nghiêm trọng. Nguy cơ cạn kiệt nước sạch có thể diễn ra trên toàn cầu.

Hậu quả của việc nguồn nước sạch đang bị cạn kiệt

  • Có 2.6 triệu người trên trái đất không có đủ điều kiện vệ sinh cơ bản. Đồng thời, gần 1 tỷ người không được tiếp cận đầy đủ với nước sạch.
  • Cứ 20 giây lại có 1 trẻ em bị tử vong do các căn bệnh liên quan đến thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh không đảm bảo.
  • Hiện nay, hơn 80 quốc gia trên thế giới (chiếm 40% dân số) đang ở trong tình trạng thiếu nước nghiêm trọng. Nguồn nước sạch giảm theo đầu người.
  • Tình trạng ô nhiễm môi trường nước ảnh hưởng nặng nề đến nguồn nước sạch trên toàn thế giới.

Nguồn nước sạch đang bị cạn kiệt ở Việt Nam

Nguồn nước sạch đang bị cạn kiệt ở Việt Nam

Việt Nam cũng là một trong những quốc gia phải hứng chịu hậu quả của việc khan hiếm nước sạch. Có khoảng 20% dân số chưa được tiếp cận với nguồn nước sạch. Trung bình mỗi năm có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh không đảm bảo.

  • Theo tính toán của các chuyên gia, lượng nước mặt bình quân trên đầu người ở nước ta mỗi năm chỉ đạt 3.840m3, thấp hơn chỉ tiêu 4.000m3/người/năm.
  • Nước ngầm tại các khu vực như đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ có hàm lượng asen cao.
  • Nước ở các khu đô thị, khu công nghiệp, làng nghề đều đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Nếu không kịp thời có các giải pháp khắc phục thì nguồn nước sạch sẽ ngày càng trở nên khan hiếm, cạn kiệt.

Giải pháp hạn chế tình trạng thiếu nguồn nước sạch

  • Nâng cao ý thức trách nhiệm của cá nhân, tổ chức đối với việc bảo vệ nguồn nước. Thực hành chống lãng phí nguồn nước.
  • Phát triển nhiều công nghệ xử lý nước sạch, xử lý nước thải để cải thiện chất lượng nguồn nước và chống ô nhiễm môi trường.
  • Phát triển công nghệ khai thác nước ngầm thích hợp, hạn chế nguy cơ rò rỉ.
  • Tích cực trồng nhiều cây xanh để giảm suy kiệt nguồn nước. Bởi rễ cây, thân thân giúp giữ nước nhiều hơn. Từ đó, góp phần gia tăng lượng nước ngầm và chống xói mòn đất.
  • Nghiêm cấm xả nước thải bừa bãi hoặc vứt rác và các hóa chất độc hại vào nước.

Trên đây là những thông tin về nguồn nước sạch đang bị cạn kiệt và giải pháp khắc phục, hạn chế. Nếu bạn còn thắc mắc cần được giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn bởi các chuyên gia.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *