Nhiều người vẫn thường nhầm nước suối, nước khoáng và nước tinh khiết. Vậy nước suối là gì? Nó có tác dụng gì đối với sức khỏe con người và làm thế nào để phân biệt được 3 loại nước này? Bài viết này sẽ giúp bạn giải quyết được những thắc mắc trên.
Nước suối là gì?
Nước suối được hình thành từ các sườn đồi, thung lũng núi hoặc các con đường nước chảy qua các tảng đá ở trên núi. Bề mặt của đất chính là một cách lọc nước hoàn toàn tự nhiên. Từ đó khi uống chúng ta thường cảm nhận được vị ngọt và thanh mát.
Ưu – nhược điểm của nước suối
Ưu điểm
Cân bằng độ pH trong cơ thể
Nước suối có độ pH trung bình khoảng 7.0. Độ pH này sẽ giúp cân bằng được lượng axit trong cơ thể, giúp mang lại sức khỏe dồi dào và tràn đầy năng lượng.
Hiện nay trong thực đơn ăn uống của chúng ta thường có đồ uống có gas, dầu mỡ, rượu bia, thuốc lá,… Những sản phẩm này sẽ khiến nồng độ axit trong cơ thể tăng cao, từ đó dẫn đến các vấn đề cho dạ dày như: ợ chua, trào ngược dạ dày,…và một số các bệnh mãn tính khác.
Giúp xương và răng mạnh khỏe hơn
Trong nước suối có hàm lượng khoáng chất rất lớn như: Magie, Canxi, Natri,…Những khoáng chất này giúp ngăn ngừa vào bảo vệ răng miệng, xương khớp. Đặc biệt nước suối còn giúp ổn định tĩnh mạch.
An toàn với sức khỏe con người
Nước suối đã qua xử lý không hề có chứa các chất ô nhiễm, chất độc hại, chất hóa học,…Từ đó, bạn có thể sử dụng nước suối thay thế cho nước lọc để bổ sung khoáng chất tốt cho sức khỏe.
Nhược điểm
Vì nước suối có từ tự nhiên, đế từ các lưu vực nước ngầm nên vẫn có một số tạp chất, vi sinh vật và vi khuẩn sống trong nước. Vì thế để đảm bảo nguồn nước đảm bảo nhất, thường các nhà máy vẫn phải xử lý trước khi đóng chai.
Cách phân biệt nước suối, nước khoáng và nước tinh khiết
Giống nhau
Nước khoáng, nước suối và nước tinh khiết đều là loại nước vô khuẩn, tiệt trùng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Những loại nước này đều đủ tiêu chuẩn để sử dụng theo đúng yêu cầu của Bộ Y tế.
Khác nhau
Chúng ta có thể dựa trên 4 tiêu chí sau để phân biệt: Nguồn gốc, Phương pháp xử lý, Hàm lượng khoáng chất và Tác dụng.
Nước suối
- Nguồn gốc: Nước khoáng được khai thác từ các tầng địa chất nằm sâu bên trong lòng đất, nơi đó nước sẽ có chứa nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe.
- Phương pháp xử lý: Đóng chai ngay trực tiếp tại nguồn. Vì thế các nhà máy sản xuất nước suối thường được xây dựng tại các khu vực có mạch nước.
- Hàm lượng khoáng chất: Vì là nguồn nước tự nhiên nên hàm lượng khoáng chất không được ổn định.
- Tác dụng: Có thể sử dụng thay thế cho nước tinh khiết và sử dụng thường xuyên.
Nước khoáng
- Nguồn gốc: Nước khoáng có 2 loại nguồn gốc:
+ Nước khoáng tự nhiên: được khai thác từ các tàng địa chất nằm sâu dưới lòng đất.
+ Nước khoáng nhân tạo: được khai thác từ nguồn nước mặt.
- Phương pháp xử lý: Vì có 2 loại nước nên phương pháp cũng cần sử dụng phương pháp khác nhau:
+ Nước khoáng tự nhiên: được xử lý và đóng chai ngay tại nguồn.
+ Nước khoáng nhân tạo: dược xử lý thông qua các thiết bị và công nghệ chuyên dụng.
- Hàm lượng khoáng chất: Hàm lượng khoáng chất ổn định.
- Tác dụng: Có khả năng bổ sung khoáng chất cho cơ thể. Tuy nhiên không thể sử dụng thay thế cho nước tinh khiết. Đặc biệt không thể sử dụng nước khoáng để uống thuốc hoặc pha sữa cho trẻ nhỏ.
Nước tinh khiết
- Nguồn gốc: Nguồn gốc của nước tinh khiết từ nước thủy cục như: Nước sông, ao, hồ,…
- Phương pháp xử lý: Được xử lý thông qua các thiết bị và công nghệ lọc RO, loại bỏ những tạp chất độc hại, đồng thời giữ lại những khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
- Hàm lượng khoáng chất: Không có chứa khoáng chất.
- Tác dụng: Có thể sử dụng để bổ sung lượng nước hàng ngày cho cơ thể.
Qua bài viết này của Toàn Á chắc hẳn bạn đã hiểu được nước suối là gì và có thể phân biệt được 3 loại nước: Nước suối, nước tinh khiết, nước khoáng. Tuy rằng nước suối có rất nhiều lợi ích nhưng cũng có những nhược điểm nhất định. Vì thế bạn hãy nên tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng để bảo vệ sức khỏe của các thành viên trong gia đình.