Ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam ngày càng gia tăng và là vấn đề báo động. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ mà cả sự phát triển kinh tế, xã hội. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam tại đô thị và nông thôn trong bài viết dưới đây.
Ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam tại đô thị
Ô nhiễm nước ở đô thị của Việt Nam rất nghiêm trọng. Nó xuất phát từ sức ép của vấn đề gia tăng dân số và sự phát triển công nghiệp dịch vụ quá nhanh. Trong khi đó, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu.
Tại thành phố Hà Nội
Ở Hà Nội, trung bình mỗi ngày thành phố xả ra ngoài môi trường khoảng 300.000 -400.000 m3/ngày nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Tuy nhiên, chỉ có 10% trong đó là được xử lý đạt chuẩn. Nước thải ô nhiễm tại thành phố Hà Nội lẫn nhiều chất hữu cơ, dầu mỡ, vi sinh vật.
Tại thành phố Hồ Chí Minh
Ở Hồ Chí Minh nguồn nước bị ô nhiễm khá nặng nề. Lượng rác thải lên tới gần 4.000 tấn/ngày. Trong đó gây nhức nhối nhất là tại cụm công nghiệp Tham Lương với tổng lượng nước thải ước tính 500.000 m3/ngày từ các nhà máy sản xuất.
Tại thành phố Thái Nguyên
Ở Thái Nguyên, nước thải từ các hoạt động công nghiệp như khai thác than, luyện kim, luyện gang thép, sản xuất giấy xả thải ra sông Cầu với khối lượng lớn. Thậm chí vào mùa cạn, lưu lượng nước thải chiếm đến 15% tổng lưu lượng nước sông. Nguồn nước thải ở đây có độ PH cao, hàm lượng chất hữu cơ lớn và có mùi khó chịu.
Tại thành phố Bắc Ninh
Ở Bắc Ninh: Nước thải từ các làng nghề thải ra ngoài môi trường với lưu lượng cực lớn, có thể lên tới hàng ngàn m3 trên ngày. Gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nước.
Ô nhiễm môi trường nước ở khu vực nông thôn
Ở Việt Nam có khoảng 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn, nơi cơ sở hạ tầng vẫn còn nhiều hạn chế. Do đó, phần lớn nước thải từ các sinh hoạt, chăn nuôi, sản xuất công nghiệp đều không được xử lý mà xả thẳng ra ngoài môi trường
Theo báo cáo của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, số vi khuẩn Feca coliform trung bình đạt mức 1.500-3.500MNP/100ml ở ven sông Tiền, sông Hậu. Tại các kênh mương tưới tiêu, số vi khuẩn này lên tới 3800-12.500MNP/100ml.
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản ở các vùng nông thôn tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, do thiếu quy hoạch, chăn nuôi ồ ạt khiến cho môi trường nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ở một số vùng ven biển Việt Nam đã xuất hiện hiện tượng thuỷ triều đỏ.
Những nguyên nhân ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam
- Gia tăng dân số trong khi cơ sở hạ tầng còn yếu kém, lạc hậu.
- Nhận thức của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường chưa cao. Vẫn còn thường xuyên xả rác bừa bãi, lạm dụng túi nilon, hoá chất độc hại.
- Mặt trái của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bởi có không ít nhà máy, xí nghiệp thường xuyên xả nước thải chưa được xử lý ra ngoài môi trường gây ô nhiễm.
- Tính tới thời điểm này vẫn còn nhiều bất cập trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường.
- Chưa có chiến lược, quy hoạch, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên nước theo lưu vực và các vùng lãnh thổ lớn.
- Ngân sách đầu tư cho việc bảo vệ môi trường nước chưa cao, chỉ chiếm 1% GDP.
- Thiếu nhân sự trong ngày môi trường nói chung và nước nói riêng. Đội ngũ cán bộ quản lý chất lượng nước còn thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng.
- Lạm dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật. Chưa xử lý nước thải chăn nuôi đúng cách. Chăn nuôi nhỏ lẻ, gần khu dân cư cũng khiến cho nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Trên đây là chia sẻ của các chuyên gia về ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi mang lại đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và thành phố. Nếu bạn còn thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thông tin cụ thể.