Sự khan hiếm nguồn nước sạch trên toàn thế giới hiện đang là một thực tế mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải đối mặt. Bởi mặc dù trái đất được bao phủ tới 70% là nước nhưng chỉ có 2,5% có thể uống được. Nguồn nước này đang bị sử dụng một cách lãng phí hoặc ô nhiễm nghiêm trọng. Mặc dù nước có thể tái tạo nhưng không phải là nguồn tài nguyên vô hạn.
Con người chỉ tiếp cận một phần rất nhỏ của nước sạch
Mặc dù trong tổng số 2,5% có thể uống được. Con người mới chỉ tiếp cận được khoảng 1%. Số còn lại được đánh giá là cực kỳ khó tiếp cận và phần lớn tập trung ở các cánh đồng tuyết, sông băng.
Hơn 2 tỷ người không được sử dụng dịch vụ nước an toàn
Báo cáo của WHO và UNICEF vào năm 2019 đã chỉ ra rằng: Có khoảng 2,2 tỷ người trên thế giới không được tiếp cận với các dịch vụ về nước uống vệ sinh, an toàn.
Trong đó nêu rõ, có 144 triệu người đang sử dụng nước từ các nguồn nước mặt như sông hồ, ao suối. Nguồn nước này chưa qua xử lý, dễ nhiễm chất độc hại, mầm bệnh. Vì vậy, gây tổn hại rất lớn tới sức khoẻ con người. Đặc biệt là những người nghèo ở vùng nông thôn, miền núi.
Một phần tư dân số thế giới trong tình trạng căng thẳng về nước
Bản đồ của viện tài nguyên Thế giới (WRI) có 17 quốc gia chiếm ¼ dân số thế giới đang đối mặt với tình trạng căng thẳng về nguồn nước sạch. Trong đó bao gồm: Botswana, Pakistan, Oman, Turkmenistan, Qatar, Lebanon, Iran, Israel, Saudi Arabia, Eritrea, San Marino, India, Jordan, United Arab Emirates, Kuwait, Libya, Bahrain, Eritrea.
Thế giới đang khan hiếm nguồn nước sạch
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới sự khan hiếm nguồn nước sạch trên thế giới. Trong đó phải kể đến như: Biến đổi khí hậu, ô nhiễm nguồn nước, lãng phí nước…
Theo tính toán của các chuyên gia, đến năm 2050, sẽ có khoảng 5 tỷ người trên thế giới phải đối mặt với tình trạng thiếu nước nếu không có biện pháp cải thiện.
Thiếu nước sạch là nguyên nhân dẫn tới cái chết của hàng triệu trẻ em
Công bố của UNICEF cho rằng: Thiếu nước sạch đã dẫn tới cái chết của 1,6 triệu trẻ em mỗi năm. Đại đa số những đứa trẻ này dưới 5 tuổi và đến từ quốc gia đang phát triển.
Một số căn bệnh liên quan đến thiếu nước hoặc sử dụng nước không sạch bao gồm: Tiêu chảy, mất nước, dạ dày, thậm chí là tử vong.
Ngoài ra, người lớn cũng phải gánh chịu không ít hậu quả của việc sử dụng nước ô nhiễm. Trong đó điển hình là bệnh tả – một căn bệnh phát sinh từ việc sử dụng nước chứa vi khuẩn Vibrio cholerae. Điển hình, có tới 21.000-143.000 người mỗi năm bị chết vì bệnh tả.
Nhu cầu sử dụng nước tăng
Theo các chuyên gia, nhu cầu sử dụng nước sạch trên toàn thế giới đã tăng thêm gấp 6 lần trong vòng 100 năm qua và sẽ liên tục tăng lên với tốc độ khoảng 1% mỗi năm.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Cứ 5 người thì có 2 người không có điều kiện rửa tay với nước và xà phòng ở nhà. Điển hình là những người dân sống ở các quốc gia kém phát triển.
Liên Hợp Quốc công nhận nước là quyền con người
Vào năm 2010, Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc đã công nhận rằng việc tiếp cận với nước và vệ sinh là quyền cơ bản của con người. Trong đó, mỗi người phải có từ 50 – 100 lít nước mỗi ngày.
Nước cấp cho con người phải là nguồn nước an toàn và không được vượt quá 3% tổng thu nhập của hộ gia đình. Nước uống cần được cách nhà không quá 1km.
Sự khan hiếm nguồn nước sạch ở Việt Nam
Với tốc độ phát triển đô thị, công nghiệp hoá, hiện đại hóa nhanh chóng như hiện nay. Việt Nam cũng là quốc gia đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm nguồn nước. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng nước để sinh hoạt, sản xuất lại tăng lên đáng kể. Cụ thể như sau:
Thiếu nước ở vùng và lưu vực sông
Nhu cầu dùng nước sạch tại các vùng này tương đối cao. Tuy nhiên, nguồn nước sạch phục vụ tại chỗ lại rất khan hiếm. Người dân phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong đời sống và sản xuất.
Thiếu nước vào mùa khô
Vào mùa khô, một số khu vực ít mưa tại Việt Nam đối mặt với nguy cơ thiếu nước tương đối trầm trọng. Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này là do các khu rừng nguyên sinh bị chặt phá khiến cho nguồn nước cạn kiệt, ô nhiễm và hạn hán kéo dài.
Ô nhiễm nước tại các đô thị lớn
Một số đô thị lớn chưa có giải pháp xử lý nước thải sinh hoạt và sản xuất công nghiệp. Vì vậy, nguồn nước này thường đổ thẳng ra tự nhiên. Không chỉ gây ô nhiễm nước mặt, không khí mà còn cả môi trường đất.
Nước bẩn thông qua các mạch nước sẽ thấm xuống dưới lòng đất và gây ô nhiễm nước ngầm.
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về sự khan hiếm nguồn nước sạch. Hy vọng những thông tin chúng tôi mang lại đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này. Để có các biện pháp tiết kiệm, xử lý nước sạch hiệu quả để phục vụ nhu cầu sử dụng và bảo vệ môi trường.