Thực trạng nguồn nước sạch hiện nay trên thế giới

Thực trạng nguồn nước sạch hiện nay cho thấy nguy cơ thiếu hụt rất cao. Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này là ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đây là vấn đề rất đáng báo động và ảnh hưởng không hề nhỏ tới cuộc sống, sức khỏe của người dân. Vậy, tình trạng này diễn ra như thế nào? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây như sau:

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước sạch trên thế giới

Ô nhiễm nước nghiêm trọng tại châu Á

The nghiên cứu của các tổ chức môi trường, châu Á hiện là châu lục có mức độ ô nhiễm môi trường cao nhất thế giới. Đồng thời, nồng độ chất độc hại trong nước tại đây cũng cao cấp nhiều lần so với các châu lục khác. Trong đó, indonesia, Thái Lan, Philippines, Trung Quốc và Việt Nam là 5 quốc gia có nguồn nước bị ô nhiễm nặng nhất.

Châu á có mức độ ô nhiễm môi trường cao nhất thế giới

Nước sạch tại châu Á dần trở nên khan hiếm nghiêm trọng. Tại Bangladesh có 1,2 triệu người nhưng tỷ lệ được sử dụng nguồn nước sạch đạt chuẩn chỉ khoảng 15%.

Theo một kết quả nghiên cứu, lượng chì trong các dòng sông ở châu Á cao gấp 20 lần so với các khu vực khác. Các chỉ số an toàn nước sinh hoạt ở đây cũng vượt ngưỡng. Đồng thời, lượng vi sinh vật có hại trong nước sông ở Châu Á cũng được đánh giá là cao cấp 3 lần so với trung bình trên thế giới.

Ô nhiễm nước ở cả các quốc gia phát triển

Có thể nói, ô nhiễm nước không chỉ diễn ở các quốc gia đang phát triển mà còn mọi nơi trên thế giới. Điển hình trong đó phải kể đến là Mỹ. Mặc dù đây là quốc gia có trình độ kinh tế, khoa học phát triển nhưng vẫn tồn tại tình trạng ô nhiễm nguồn nước nặng nề.

Ô nhiễm nước tại các quốc gia phát triển

Trên 40 con sông tại Mỹ đang bị ô nhiễm đáng báo động. 46% trong đó có mức độ ô nhiễm cao tới mức thuỷ sinh không thể tồn tại được. Người dân Mỹ tại nhiều tiểu bang cũng đối mặt với nguy cơ khan hiếm nguồn nước sạch một cách nghiêm trọng.

Thực trạng nguồn nước sạch hiện nay tại Việt Nam

Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia thiếu nước sạch

Viện y học lao động và vệ sinh môi trường: 20% dân số Việt Nam chưa được tiếp cận với nước sạch.

Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia thiếu nước sạch

Theo đánh giá của hội tài nguyên nước quốc tế (IWRA). Việt Nam đứng trong nhóm quốc gia bị thiếu nước. Lượng nước bình quân đầu người mỗi năm của người dân là 3.840 m3. Trong khi, chỉ tiêu tối thiểu là 4.000m3/ người/ năm.

Thực trạng ô nhiễm nguồn nước sạch ngày càng nghiêm trọng

Nguồn nước sạch ở nước ta đang bị ảnh hưởng bởi hiện tượng xâm nhập mặn, ô nhiễm nước sinh hoạt và sản xuất, đặc biệt là tại các thành phố lớn.

Tình trạng ô nhiễm nước ngày càng nghiêm trọng

Tại nông thôn, cơ sở hạ tầng và công nghệ xử lý chất thải bị hạn chế nên nguồn nước ô nhiễm khá nhiều và dễ thẩm thấu vào đất gây ô nhiễm nước ngầm.

Theo số liệu của bộ Y Tế: Mỗi năm có tới 9000 người chết và 200.000 người mắc ung thư do sử dụng nước bẩn.

Cách khắc phục thực trạng thiếu nguồn nước sạch hiện nay

Những biện pháp xử lý ô nhiễm nước

Nguồn nước sạch hiện nay ngày càng khan hiếm và bị ô nhiễm nặng nề. Do đó, cần có các biện pháp khắc phục thực trạng thiếu nguồn nước sạch. Cụ thể như sau:

  • Nâng cao ý thức cộng động về việc bảo vệ nguồn nước sạch. Đồng thời, tiết kiệm nước khi sử dụng.
  • Giữ sạch nguồn nước, không vứt rác bừa bãi ra môi trường. Có ý thức và hành động trong việc xử lý nước thải trước khi đưa ra nguồn tiếp nhận.
  • Tiết kiệm nguồn nước sạch, không sử dụng bừa bãi, lãng phí. Có thể tận dụng nước mưa cho việc vệ sinh nhà cửa, đồ dùng.
  • Xử lý chất thải đúng cách, đặc biệt là chất thải từ bài tiết của con người. Cách áp dụng cụ thể là thu gom phân thải, xây dựng hố ủ khoa học. Không đổ phân trực tiếp ra môi trường.
  • Phân loại rác thải sinh hoạt vô cơ và hữu cơ để có các biện pháp xử lý hiệu quả, triệt để.
  • Áp dụng các biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp trước khi đổ ra môi trường. Đặc biệt là tại khu dân cư, khu công nghiệp, bệnh viện…
  • Các vùng nông thôn nên áp dụng biện pháp nông nghiệp xanh, bằng các biện pháp quản lý nông nghiệp. Hạn chế sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật.
  • Hạn chế sử dụng túi nilon. Nên sử dụng các loại túi thân thiện với môi trường, túi tái chế khi mua sắm.
  • Áp dụng kỹ thuật chăn nuôi nông nghiệp cao, có hệ thống xử lý nước thải đồng bộ, hiệu quả. Tránh đổ nước thải trực tiếp ra môi trường.

Trên đây là thực trạng về nguồn nước sạch hiện nay và những giải pháp khắc phục. Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. Chủ động áp dụng biện pháp bảo vệ nguồn nước mang lại hiệu quả cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *